Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
87634

Hướng dẫn một số biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi, NTTS

Ngày 11/01/2021 09:17:17

 

THÔNG BÁO

Hướng dẫn các biện pháp phòng chống rét cho vật nuôi, đối tượng NTTS

 
 

 

 

 


Trong những năm gần đây, thời tiết khí hậu diễn biến bất thường; các đợt rét đậm, rét hại kéo dài; dịch bệnh phát sinh đã gây thiệt hại lớn cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản (NTTS). Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Thanh hóa, trong tháng 1, tháng 2 năm 2021, thời tiết Thanh Hóa có nhiều đợt rét đậm, rét hại. Để chủ động phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, đối tượng nuôi trồng thủy sản năm 2021. Ủy ban nhân dân xã Hà Vinh hướng dẫn một số biện pháp, kỹ thuật phòng, chống rét cụ thể như sau:

     I. CHĂN NUÔI

Vào mùa đông, do nhiệt độ môi trường xuống thấp, cơ thể vật nuôi phải chi phí rất nhiều năng lượng để chống rét, vật nuôi giảm sức đề kháng. Hơn nữa mưa phùn làm cho ẩm độ không khí cao, nhiều mầm bệnh có cơ hội phát triển. Do đó, các loại dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả, tụ huyết trùng, bệnh đường hô hấp, lở mồm long móng và đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu phi tái phát ở vật nuôi có điều kiện tái phát. Để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, khống chế dịch bệnh cho đàn vật nuôi, UBND xã khuyến nghị các hộ chăn nuôi thực hiện tốt một số biện pháp chống như sau:

1. Chuồng trại

Chủ động gia cố, che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa và nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên thay chất độn chuồng và hạn chế rửa chuồng (nhất là lợn con theo mẹ và lợn mới cai sữa). Cần dự trữ chất đốt như củi, trấu, mùn cưa để đốt sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Chuẩn bị bao tải gai, bao tải dứa, chăn len để chống rét cho đàn vật nuôi.

  2. Chăm sóc, nuôi dưỡng

- Vào những ngày rét đậm, những gia súc nhỏ dưới 15 ngày tuổi và gia cầm nhỏ dưới 30 ngày tuổi; gia súc, gia cầm bệnh; gia súc già yếu, có chửa cần được nhốt trong chuồng trại và được sưởi ấm, che kín xung quanh chuồng trại, chống mưa tạt, gió lùa nhất là vào ban đêm.

- Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khẩu phần ăn phải đủ về số lượng, chất lượng, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi. Ngoài ra, cần phải bổ sung các loại Vitamin, khoáng để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Những con trâu, bò già, yếu cầu có kế hoạch nuôi vỗ béo để bán giết thịt, hoặc phải có chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ chống lại đói, rét. Ngoài thức ăn thô xanh, cần bổ sung thêm thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô... cho trâu bò. Đàn lợn, gia cầm nuôi thương phẩm cho ăn theo khẩu phần tự do; đối với lợn, gia cầm sinh sản tăng khẩu phần ăn 10-15%.

- Cung cấp nước sạch và ấm cho gia súc, gia cầm uống. Đối với trâu bò, trước khi cho uống nên pha thêm 1 ít muối ăn (30-50g muối/con/ngày).

- Cho trâu, bò làm việc vừa phải và không cho làm việc khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 150C. Khi nhiệt độ môi trường dưới 120C, tuyệt đối không thả rông trâu bò, bê nghé ngoài đồng, ngoài bãi chăn thả, trên núi qua đêm. Dùng chăn, bao tải khoác cho trâu, bò, hoặc có thể dùng bóng điện, đốt than củi, trấu để sưởi ấm cho trâu, bò đặc biệt là trâu, bò già, bê, nghé.

 - Đối với gia cầm, gia súc non, cần sưởi ấm cho vật nuôi bằng các nguồn năng lượng như: điện, than, củi, trấu hun, các nguồn nhiệt này cần đảm bảo an toàn, chống cháy nổ. Đặc biệt, đối với chuồng lợn nái đang nuôi con, cần được sưởi ấm bằng củi đốt, bóng điện hồng ngoại, bóng điện tròn nhằm hạn chế lợn con ỉa chảy phân trắng.

3. Công tác thú y

- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi, không để phân, nước tiểu đọng lại trong chuông nuôi. Đối với gia súc và trâu bò hạn chế rửa chuồng, nên vệ sinh khô. Định kỳ phun thuốc khử trùng như nước vôi trong, Hóa chất, hoặc rắc vôi bột... trong chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi 2 tuần 1 lần vào ngày khô ráo, 1-2lần/tuần vào ngày mưa để hạn chế vi trùng gây bệnh phát sinh, phát triển. 

- Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi.

          + Ðối với trâu bò tiêm phòng vắc xin: Tụ Huyết Trùng, Lở Mồm Long Móng,..

          + Ðàn lợn tiêm phòng vắc xin: Dịch tả, Tụ dấu, Phó thương hàn, Tai xanh, Lở Mồm Long Móng,….

+ Gà đảm bảo tiêm đầy đủ vắc xin: Newcastle, Gumboro, Cúm gia cầm, Tụ Huyết Trùng,...

+ Vịt, Ngan tiêm vắc xin: Viêm gan siêu vi trùng, Dịch tả,...

          - Sử dụng một số kháng sinh (được phép sử dụng của Thú y) trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: Hen, suyễn, Tụ Huyết Trùng, cầu trùng gà, tiêu chảy,...

- Tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn vật nuôi.

4. Kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi

Hàng ngày bà con chăn nuôi cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh, Lở Mồm Long Móng, Cúm gia cầm,... phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời.

II. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Các biện pháp phòng chống rét cho cá nuôi khi nhiệt độ xuống thấp

- Đối với các ao ruộng nuôi vào thời điểm gieo cấy vụ Chiêm xuân năm 2020-2021 nư­ớc bị rút cạn bớt, do vậy những ao, ruộng nuôi phải chủ động, có kế hoạch bổ sung thêm nư­ớc và giữ nư­ớc lại.

- Trong thời gian giá rét ≤ 12oC tuyệt đối không kéo lưới, không thu hoạch theo cách đánh tỉa, thả bù để tránh xây sát cho cá. Những ao nuôi cá thương phẩm gần đến kỳ thu hoạch nhưng không có điều kiện thực hiện các biện pháp chống rét cần tổ chức thu hoạch sớm.

     - Để phòng tránh rét cho đàn cá nuôi các ao nuôi phải duy trì mực nư­ớc từ 1,2 -1,5m, hồ nuôi từ 1,5m trở lên. Ruộng nuôi dưới mương phải đạt từ 1,0 - 1,2m nước

     - Làm khung và che phủ bề mặt ao bằng nylon màu sáng để ngăn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt độ cho nước ao nuôi và khi trời có nắng sẽ tăng khả năng tiếp thu năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt cho ao.

    - Thả bèo tây lên mặt ao từ 1/3-1/4 diện tích mặt ao về phía Bắc (bèo được gom vào một góc ao) tránh thả tràn lan che kín hết diện tích mặt ao, làm giảm độ thoáng của ao sẽ ảnh hưởng đến cá nuôi.

    - Thả sọt tránh rét cho cá ở các góc phía Bắc của ao nuôi, sử dụng các sọt đan bằng tre, nứa, đưa vào sọt các búi rơm tạo giá thể để cá trú ẩn tránh rét.

    - Cho cá, ăn đầy đủ thức ăn tinh, thức ăn chế biến sẵn vào thời điểm nắng ấm trong ngày để chúng có đủ dinh dưỡng cần thiết. Khi nhiệt độ nước ao ≤ 12oC thì ngừng cho ăn.

- Những ao có diện tích nhỏ có thể dùng máy bơm nước giếng vào ao khi nhiệt độ xuống thấp để tăng nhiệt độ môi trường nuôi cá.

2. Các biện pháp thu hoạch cá nuôi đầu năm 2021

           Hiện nay đang vào thời điểm thu hoạch cá nuôi các hộ đang thu hoạch sản lượng cá nuôi của mình, dựa vào thời tiết, điều kiện của từng gia đình có thể thuê hoặc tự đánh bắt, dùng lưới quét, lưới vây, quăng chài hoặc bơm cạn ao ruộng để thu hoạch. Tuy nhiên, thời tiết quá rét ≤ 120C, giá cả chưa hợp lý, chưa thu hoạch được để tránh rủi ro, thiệt hại cho các hộ nuôi, cần tăng cường công tác quản l‎ý, kiểm tra chăm sóc đàn cá nuôi, khi đã đạt tiêu chuẩn thu hoạch thì tích cực đánh bắt. Tr­ường hợp cá còn bé ch­ưa đủ tiêu chuẩn cá thịt thì có kế hoạch lưu giữ lại và nuôi tiếp.

3. Kế hoạch cải tạo ao, ruộng và cơ cấu, mật độ đàn cá nuôi năm 2021

- Tuỳ vào điều kiện từng gia đình, chất đất đáy ao, ruộng từng nơi để có kế hoạch cơ cấu, tỉ lệ đàn cá nuôi cho phù hợp:

+ Đối với ao, hồ nuôi: để đạt năng suất từ 3,5 - 5 tấn/ha/năm mật độ nên thả 3 - 4 con/m2.

   + Đối với ruộng nuôi kết hợp lúa - cá - vịt: để đạt năng suất từ 2-3 tấn/ha/năm  mật độ nên thả 0,8 - 1 con/m2.

   - Cải tạo ao nuôi, các ao nuôi hàng năm nên nạo hút, vét bùn loại bỏ các chất độc nằm d­ưới đáy ao và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nh­ư bón vôi, lượng vôi từ 7 - 10kg/100m2.

- Bón phân: lượng phân chuồng rải đều xuống đáy ao lượng bón từ 30 - 60kg/100m2 và phơi đáy ao 3 - 5 ngày khi có vết nứt bùn ở đáy ao là tốt nhất.

4. Kế hoạch chuẩn bị nguồn cá giống đảm bảo chất lượng để chuẩn bị thả vào vụ nuôi năm 2021

Qua nhiều mô hình thử nghiệm ngoài các loại cá truyền thống như: Trắm, Trôi, Mè, Chép, hiện nay có các đối tượng nuôi hiệu quả kinh tế như cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp, Cát Phú, Quý Long, cá Nheo Mỹ, cá Vượt, cá chép lai ba máu V1, cá chép Tam bội, chép Thái, chép Trung Quốc, tôm thẻ chân trắng… nên áp dụng mô hình nuôi kết hợp trong ao, ruộng nội địa trên địa. Các hộ lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện gia đình của mình.

Trên đây là những biện pháp phòng chống rét cho cây trồng vật nuôi, thuỷ sản trong mùa đông, UBND xã đề nghị Thôn trưởng các thôn, HTX dịch vụ nông nghiệp tập trung chỉ đạo, thông báo hướng dẫn cho bà con nông dân nghiêm túc thực hiện.

 

Nơi nhận:                                                                            CHỦ TỊCH

- UBND huyện (B/c);                                                                                                  

- HTX DV NN xã;

- Thôn trưởng các thôn;

- Đài truyền thanh (T/b);

- Lưu: VP.

         

       

 

  Mai Hồng Cường

  

Hướng dẫn một số biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi, NTTS

Đăng lúc: 11/01/2021 09:17:17 (GMT+7)

 

THÔNG BÁO

Hướng dẫn các biện pháp phòng chống rét cho vật nuôi, đối tượng NTTS

 
 

 

 

 


Trong những năm gần đây, thời tiết khí hậu diễn biến bất thường; các đợt rét đậm, rét hại kéo dài; dịch bệnh phát sinh đã gây thiệt hại lớn cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản (NTTS). Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Thanh hóa, trong tháng 1, tháng 2 năm 2021, thời tiết Thanh Hóa có nhiều đợt rét đậm, rét hại. Để chủ động phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, đối tượng nuôi trồng thủy sản năm 2021. Ủy ban nhân dân xã Hà Vinh hướng dẫn một số biện pháp, kỹ thuật phòng, chống rét cụ thể như sau:

     I. CHĂN NUÔI

Vào mùa đông, do nhiệt độ môi trường xuống thấp, cơ thể vật nuôi phải chi phí rất nhiều năng lượng để chống rét, vật nuôi giảm sức đề kháng. Hơn nữa mưa phùn làm cho ẩm độ không khí cao, nhiều mầm bệnh có cơ hội phát triển. Do đó, các loại dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả, tụ huyết trùng, bệnh đường hô hấp, lở mồm long móng và đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu phi tái phát ở vật nuôi có điều kiện tái phát. Để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, khống chế dịch bệnh cho đàn vật nuôi, UBND xã khuyến nghị các hộ chăn nuôi thực hiện tốt một số biện pháp chống như sau:

1. Chuồng trại

Chủ động gia cố, che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa và nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên thay chất độn chuồng và hạn chế rửa chuồng (nhất là lợn con theo mẹ và lợn mới cai sữa). Cần dự trữ chất đốt như củi, trấu, mùn cưa để đốt sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Chuẩn bị bao tải gai, bao tải dứa, chăn len để chống rét cho đàn vật nuôi.

  2. Chăm sóc, nuôi dưỡng

- Vào những ngày rét đậm, những gia súc nhỏ dưới 15 ngày tuổi và gia cầm nhỏ dưới 30 ngày tuổi; gia súc, gia cầm bệnh; gia súc già yếu, có chửa cần được nhốt trong chuồng trại và được sưởi ấm, che kín xung quanh chuồng trại, chống mưa tạt, gió lùa nhất là vào ban đêm.

- Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khẩu phần ăn phải đủ về số lượng, chất lượng, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi. Ngoài ra, cần phải bổ sung các loại Vitamin, khoáng để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Những con trâu, bò già, yếu cầu có kế hoạch nuôi vỗ béo để bán giết thịt, hoặc phải có chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ chống lại đói, rét. Ngoài thức ăn thô xanh, cần bổ sung thêm thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô... cho trâu bò. Đàn lợn, gia cầm nuôi thương phẩm cho ăn theo khẩu phần tự do; đối với lợn, gia cầm sinh sản tăng khẩu phần ăn 10-15%.

- Cung cấp nước sạch và ấm cho gia súc, gia cầm uống. Đối với trâu bò, trước khi cho uống nên pha thêm 1 ít muối ăn (30-50g muối/con/ngày).

- Cho trâu, bò làm việc vừa phải và không cho làm việc khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 150C. Khi nhiệt độ môi trường dưới 120C, tuyệt đối không thả rông trâu bò, bê nghé ngoài đồng, ngoài bãi chăn thả, trên núi qua đêm. Dùng chăn, bao tải khoác cho trâu, bò, hoặc có thể dùng bóng điện, đốt than củi, trấu để sưởi ấm cho trâu, bò đặc biệt là trâu, bò già, bê, nghé.

 - Đối với gia cầm, gia súc non, cần sưởi ấm cho vật nuôi bằng các nguồn năng lượng như: điện, than, củi, trấu hun, các nguồn nhiệt này cần đảm bảo an toàn, chống cháy nổ. Đặc biệt, đối với chuồng lợn nái đang nuôi con, cần được sưởi ấm bằng củi đốt, bóng điện hồng ngoại, bóng điện tròn nhằm hạn chế lợn con ỉa chảy phân trắng.

3. Công tác thú y

- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi, không để phân, nước tiểu đọng lại trong chuông nuôi. Đối với gia súc và trâu bò hạn chế rửa chuồng, nên vệ sinh khô. Định kỳ phun thuốc khử trùng như nước vôi trong, Hóa chất, hoặc rắc vôi bột... trong chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi 2 tuần 1 lần vào ngày khô ráo, 1-2lần/tuần vào ngày mưa để hạn chế vi trùng gây bệnh phát sinh, phát triển. 

- Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi.

          + Ðối với trâu bò tiêm phòng vắc xin: Tụ Huyết Trùng, Lở Mồm Long Móng,..

          + Ðàn lợn tiêm phòng vắc xin: Dịch tả, Tụ dấu, Phó thương hàn, Tai xanh, Lở Mồm Long Móng,….

+ Gà đảm bảo tiêm đầy đủ vắc xin: Newcastle, Gumboro, Cúm gia cầm, Tụ Huyết Trùng,...

+ Vịt, Ngan tiêm vắc xin: Viêm gan siêu vi trùng, Dịch tả,...

          - Sử dụng một số kháng sinh (được phép sử dụng của Thú y) trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: Hen, suyễn, Tụ Huyết Trùng, cầu trùng gà, tiêu chảy,...

- Tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn vật nuôi.

4. Kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi

Hàng ngày bà con chăn nuôi cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh, Lở Mồm Long Móng, Cúm gia cầm,... phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời.

II. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Các biện pháp phòng chống rét cho cá nuôi khi nhiệt độ xuống thấp

- Đối với các ao ruộng nuôi vào thời điểm gieo cấy vụ Chiêm xuân năm 2020-2021 nư­ớc bị rút cạn bớt, do vậy những ao, ruộng nuôi phải chủ động, có kế hoạch bổ sung thêm nư­ớc và giữ nư­ớc lại.

- Trong thời gian giá rét ≤ 12oC tuyệt đối không kéo lưới, không thu hoạch theo cách đánh tỉa, thả bù để tránh xây sát cho cá. Những ao nuôi cá thương phẩm gần đến kỳ thu hoạch nhưng không có điều kiện thực hiện các biện pháp chống rét cần tổ chức thu hoạch sớm.

     - Để phòng tránh rét cho đàn cá nuôi các ao nuôi phải duy trì mực nư­ớc từ 1,2 -1,5m, hồ nuôi từ 1,5m trở lên. Ruộng nuôi dưới mương phải đạt từ 1,0 - 1,2m nước

     - Làm khung và che phủ bề mặt ao bằng nylon màu sáng để ngăn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt độ cho nước ao nuôi và khi trời có nắng sẽ tăng khả năng tiếp thu năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt cho ao.

    - Thả bèo tây lên mặt ao từ 1/3-1/4 diện tích mặt ao về phía Bắc (bèo được gom vào một góc ao) tránh thả tràn lan che kín hết diện tích mặt ao, làm giảm độ thoáng của ao sẽ ảnh hưởng đến cá nuôi.

    - Thả sọt tránh rét cho cá ở các góc phía Bắc của ao nuôi, sử dụng các sọt đan bằng tre, nứa, đưa vào sọt các búi rơm tạo giá thể để cá trú ẩn tránh rét.

    - Cho cá, ăn đầy đủ thức ăn tinh, thức ăn chế biến sẵn vào thời điểm nắng ấm trong ngày để chúng có đủ dinh dưỡng cần thiết. Khi nhiệt độ nước ao ≤ 12oC thì ngừng cho ăn.

- Những ao có diện tích nhỏ có thể dùng máy bơm nước giếng vào ao khi nhiệt độ xuống thấp để tăng nhiệt độ môi trường nuôi cá.

2. Các biện pháp thu hoạch cá nuôi đầu năm 2021

           Hiện nay đang vào thời điểm thu hoạch cá nuôi các hộ đang thu hoạch sản lượng cá nuôi của mình, dựa vào thời tiết, điều kiện của từng gia đình có thể thuê hoặc tự đánh bắt, dùng lưới quét, lưới vây, quăng chài hoặc bơm cạn ao ruộng để thu hoạch. Tuy nhiên, thời tiết quá rét ≤ 120C, giá cả chưa hợp lý, chưa thu hoạch được để tránh rủi ro, thiệt hại cho các hộ nuôi, cần tăng cường công tác quản l‎ý, kiểm tra chăm sóc đàn cá nuôi, khi đã đạt tiêu chuẩn thu hoạch thì tích cực đánh bắt. Tr­ường hợp cá còn bé ch­ưa đủ tiêu chuẩn cá thịt thì có kế hoạch lưu giữ lại và nuôi tiếp.

3. Kế hoạch cải tạo ao, ruộng và cơ cấu, mật độ đàn cá nuôi năm 2021

- Tuỳ vào điều kiện từng gia đình, chất đất đáy ao, ruộng từng nơi để có kế hoạch cơ cấu, tỉ lệ đàn cá nuôi cho phù hợp:

+ Đối với ao, hồ nuôi: để đạt năng suất từ 3,5 - 5 tấn/ha/năm mật độ nên thả 3 - 4 con/m2.

   + Đối với ruộng nuôi kết hợp lúa - cá - vịt: để đạt năng suất từ 2-3 tấn/ha/năm  mật độ nên thả 0,8 - 1 con/m2.

   - Cải tạo ao nuôi, các ao nuôi hàng năm nên nạo hút, vét bùn loại bỏ các chất độc nằm d­ưới đáy ao và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nh­ư bón vôi, lượng vôi từ 7 - 10kg/100m2.

- Bón phân: lượng phân chuồng rải đều xuống đáy ao lượng bón từ 30 - 60kg/100m2 và phơi đáy ao 3 - 5 ngày khi có vết nứt bùn ở đáy ao là tốt nhất.

4. Kế hoạch chuẩn bị nguồn cá giống đảm bảo chất lượng để chuẩn bị thả vào vụ nuôi năm 2021

Qua nhiều mô hình thử nghiệm ngoài các loại cá truyền thống như: Trắm, Trôi, Mè, Chép, hiện nay có các đối tượng nuôi hiệu quả kinh tế như cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp, Cát Phú, Quý Long, cá Nheo Mỹ, cá Vượt, cá chép lai ba máu V1, cá chép Tam bội, chép Thái, chép Trung Quốc, tôm thẻ chân trắng… nên áp dụng mô hình nuôi kết hợp trong ao, ruộng nội địa trên địa. Các hộ lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện gia đình của mình.

Trên đây là những biện pháp phòng chống rét cho cây trồng vật nuôi, thuỷ sản trong mùa đông, UBND xã đề nghị Thôn trưởng các thôn, HTX dịch vụ nông nghiệp tập trung chỉ đạo, thông báo hướng dẫn cho bà con nông dân nghiêm túc thực hiện.

 

Nơi nhận:                                                                            CHỦ TỊCH

- UBND huyện (B/c);                                                                                                  

- HTX DV NN xã;

- Thôn trưởng các thôn;

- Đài truyền thanh (T/b);

- Lưu: VP.

         

       

 

  Mai Hồng Cường